Hưởng Ứng Tuần Lễ Làm Mẹ An Toàn Năm 2024
30-10-2024 09:17 am
1.Tại sao, sản phụ khi sanh nên được thực hiện giảm đau trong chuyển dạ?
Vì chuyển dạ trong khi sanh rất đau, cảm giác đau sẽ tăng dần từ lúc bắt đầu chuyển dạ cho đến khi sản phụ sanh, càng về cuối cuộc chuyển dạ cảm giác đau càng nhiều.
2.Đau trong chuyển dạ có tác hại gì với sản phụ và em bé không?
Đau trong lúc chuyển dạ sẽ làm cho sản phụ đau đớn, vật vã…không hợp tác tốt với nhân viên y tế trong quá trình theo dõi và xử trí chuyển dạ. Sản phụ phải chịu đau đớn trong suột cuộc chuyển dạ nên rất dễ kiệt sức, ảnh hưởng đến sức rặn em bé trong lúc sanh.
3.Giảm đau trong chuyển dạ bằng phương pháp tê ngoài màng cứng là gì?
Có nhiều phương pháp giảm đau trong chuyển dạ giúp sản phụ không đau khi sanh. Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay. Bác sĩ gây mê sẽ cho thuốc tê vào một dây truyền nhỏ đặt trong khoang ngoài màng cứng ở lưng của sản phụ. Sau khi tiêm thuốc tê, sản phụ sẽ hết đau bụng trong vòng 10 phút. Dây truyền thuốc sẽ được rút ra sau khi sanh và cảm giác sẽ về bình thường sau vài giờ.
4.Tôi được lợi gì khi giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng?
Phương pháp này sẽ giúp chị không đau trong khi sanh và giúp tiến triển cuộc chuyển dạ sanh tốt hơn. Chị không bị kiệt sức vì đau đẻ nên chị sẽ có sức để rặn đẻ tốt hơn và có thể khởi sự cho con bú sớm sau sanh. Phương pháp này rất có lợi nếu chị bị bệnh tim, cao huyết áp, hen suyễn vì tránh được hậu quả xấu của cơn đau bụng đẻ. Ngoài ra, nếu phải sanh mổ hoặc làm thủ thuật sau sanh (bóc nhau, may tầng sinh môn…), chị sẽ được hưởng tác dụng giảm đau của gây tê ngoài màng cứng.
5.Có gì bất lợi khi tôi được giảm đau trong chuyển dạ bằng gây tê ngoài màng cứng?
Trong lúc gây tê, chị có thể có cảm giác hai chân nặng và tê như kiến bò, huyết áp có thể giảm nhẹ thoáng qua làm chị thấy chóng mặt, buồn nôn hay ớn lạnh. Sau sanh, một số chị có thể bị nhức đầu khi ngồi dậy hoặc đau lưng nơi đâm kim. Tuy nhiên, ngay cả khi sanh thường một số chị cũng bị đau lưng sau sanh.
Tác dụng giảm đau có thể không hoàn toàn hay lệch sang một bên. Khi đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh và nếu cần sẽ đặt lại dây truyền thuốc mới. Một tỉ lệ rất hiếm sản phụ có thể có biến chứng như nhiễm trùng, chảy máu nếu kỹ thuật thực hiện không phù hợp.
6.Sau khi được làm giảm đau trong chuyển dạ, tôi sẽ sanh thường hay sanh mổ?
Chị sẽ được theo dõi để sanh thường trong suốt thời gian chuyển dạ. như mọi cuộc sanh khác, nếu tiến triển tốt chị có thể tự sanh thường; nhưng nếu khó khăn có thể chị sẽ được sanh mổ hay sanh giúp để bảo đảm an toàn cho chị và con của chị. Tỉ lệ sanh giúp có thể hơi cao hơn trong các sản phụ có làm giảm đau trong chuyển dạ.
6.1 Con tôi có bị ảnh hưởng gì khi tôi làm giảm đau trong chuyển dạ hay không?
Do dùng thuốc nồng độ thấp nên phương pháp này không ảnh hưởng đến em bé sơ sinh. Khi nào tôi được làm giảm đau trong chuyển dạ bằng tê ngoài màng cứng? Phương pháp này không phù hợp nếu chị đang bị sốt, nhiễm trùng da lưng, đau cột sống, chảy máu bất thường hay dị ứng với thuốc tê.
6.2 Tôi cần làm gì khi muốn được giảm đau trong chuyển dạ?
Khi có nhu cầu chị cần báo cho bác sĩ sản hay nữ hộ sinh biết. Sau đó, chị sẽ được bác sĩ gây mê khám xem có phù hợp với kỹ thuật này không. Chị sẽ được yêu cầu nằm nghiêng hay ngồi cong lưng tối đa để bác sĩ gây mê làm thủ thuật.
Sau khi gây tê, chị không nên đi lại mà nên nằm nghiêng một bên trong lúc chuyển dạ. ngưng ăn thức ăn đặc, khó tiêu, nên ăn nhẹ các thức ăn dễ tiêu.
Khi sanh cảm giác mọt rặn bị giảm nhiều nên chị sẽ “rặn đẻ” theo hướng dẫn của bác sĩ sản hay nữ hộ sinh.
“CHÚC CHỊ CÓ MỘT CUỘC CHUYỂN DẠ SANH HOÀN TOÀN KHÔNG ĐAU VÀ MẸ TRÒN CON VUÔNG.”
30-10-2024 09:17 am
22-11-2022 02:04 pm
26-10-2020 03:14 pm
15-08-2020 09:50 pm
15-08-2020 09:48 pm
15-08-2020 09:47 pm
15-08-2020 09:45 pm
15-08-2020 09:44 pm